Hệ quả pháp lý của việc sử dụng hình ảnh khi chưa được cho phép

CÔNG TY LUẬT TNHH MTV TRI THỨC VÀNG

Hệ quả pháp lý của việc sử dụng hình ảnh khi chưa được cho phép

Hệ quả pháp lý của việc sử dụng hình ảnh khi chưa được cho phép

 

Trong phạm vi bài viết này, GKL chỉ đề cập đến hình ảnh được thể hiện dưới hình thức tác phẩm văn học, nghệ thuật đã được đăng ký bảo hộ quyền tác giả theo quy định pháp luật về sở hữu  trí tuệ (SHTT) của Việt Nam.

Theo đó, việc sao chép, sử dụng hình ảnh hoặc các hành vi khai  thác thương mại khác đối với hình ảnh mà không được phép của chủ thể quyền SHTT (chủ sở hữu quyền SHTT hoặc tổ chức, cá  nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền SHTT), không trả  nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật là hành vi xâm phạm quyền SHTT.

Tuy nhiên, tổ chức, cá nhân không là chủ thể quyền SHTT vẫn  được tự sao chép một bản nhằm mục đích 

nghiên cứu khoa học, giảng dạy mà không nhằm mục đích thương mại, hoặc sao chép không quá một bản để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu và thư viện không được sao chép, phân phối bản sao tác phẩm đó tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số.

Khi phát hiện hình ảnh thuộc quyền sở hữu của mình bị sử dụng, sao chép trái phép, chủ thể quyền SHTT có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền SHTT của mình:

a)  Áp dụng các biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền SHTT;

b)  Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, hoặc bồi thường thiệt hại;

c)  Khởi kiện ra Tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Biện pháp dân sự này vẫn được áp dụng ngay cả khi hành vi đó đã, hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự  và pháp luật về Trọng tài.

d)  Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định. Cụ thể, hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả sẽ bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 35 triệu đồng. Đồng thời, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.

Ngoài ra, tùy tính chất, mức độ của hành vi xâm phạm quyền SHTT mà cá nhân vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm quyền tác giả nếu hành vi đó có đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự.

 

Nhận định khách hàng

“Làm luật sư không phải đơn thuần là một cái nghề, làm luật sư là một ơn gọi” - Ông Patrice Giroud - Chủ đầu tư dự án môi trường xanh

 

“ … Thấu hiểu doanh nghiệp nhỏ và nói bằng ngôn ngữ của chính họ …”  - Ông Lưu Vĩnh Phú, chủ chuỗi cửa hàng Bánh Cuốn Gạo

“Tôi phải nói rằng GKL là Công ty Luật rất chuyên nghiệp. GKL đã giúp chúng tôi hóa giải xử lý rất nhiều vấn đề pháp lý phức tạp. Dr Fuji luôn tin tưởng vào đội ngũ và dịch vụ của GKL” - Bà Nguyễn Thị Hải Hà /TGĐ Công ty Dr Fuji



 

“Dịch vụ xuất sắc - các luật sư phản hồi rất nhanh và có kiến thức chi tiết về khuôn khổ các quy định và pháp luật” - Ông Nguyễn Tấn Đông/GĐ Công ty Cồ Phần Đầu Tư Đèo Cả