CÔNG TY LUẬT TNHH MTV TRI THỨC VÀNG

CÔNG TY LUẬT TNHH MTV TRI THỨC VÀNG

Hướng dẫn mới thi hành một số quy định của Luật phá sản

Hướng dẫn mới thi hành một số quy định của Luật phá sản

Ngày 26 tháng 8 năm 2016 vừa qua, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vừa ban hành Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐTP (“Nghị quyết 03”) hướng dẫn Luật phá sản, bao gồm: tài sản, người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài; vụ việc phá sản có tính chất phức tạp; tham khảo quyết định giải quyết phá sản; biện pháp khẩn cấp tạm thời; phá sản tổ chức tín dụng.

Quy định chi tiết về thẩm quyền giải vụ việc phá sản có tính chất phức tạp

Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (“Tòa án nhân dân cấp tỉnh”) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với các trường hợp sau: (i) vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài; (ii) doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau; (iii)  doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau; hoặc (iv) lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc đối với các vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Sau khi nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với vụ việc phá sản có tính chất phức tạp, Tòa án nhân dân cấp huyện làm văn bản đề nghị gửi kèm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tài liệu, chứng cứ cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xem xét thụ lý, giải quyết; đồng thời, thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Xác định vụ việc có tính chất phức tạp và tài sản của doanh nghiệp ở nước ngoài

Theo Nghị quyết 03, vụ việc phá sản có tính chất phức tạp bao gồm các vụ việc mà doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản: (i) có từ trên 300 lao động trở lên, (ii) có vốn điều lệ từ trên 100 tỷ đồng trở lên; (iii) là tổ chức tín dụng; doanh nghiệp, hợp tác xã cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích; doanh nghiệp quốc phòng, an ninh; (iv) là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; (v) có khoản nợ được Nhà nước bảo đảm hoặc có liên quan đến việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, văn bản thỏa thuận về đầu tư với cơ quan, tổ chức nước ngoài; hoặc (vi) có giao dịch bị yêu cầu tuyên bố là vô hiệu.

Tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự ở ngoài lãnh thổ Việt Nam vào thời điểm tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Cá nhân không có mặt tại Việt Nam, pháp nhân không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc không có người đại diện theo quy định của pháp luật tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được coi là người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài.

Quy định chi tiết về biện pháp khẩn cấp tạm thời

Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, người có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể tiến hành đồng thời với việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong một số trường hợp do tình thế khẩn cấp.

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được áp dụng bao gồm: (i) kê biên tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi có căn cứ cho thấy có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc tài sản có khả năng bị mất mát hoặc mất giá trị; (ii) phong tỏa tài khoản của doanh nghiệp, hợp tác xã tại ngân hàng khi doanh nghiệp, hợp tác xã có tài khoản tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng khác; (iii) phong tỏa tài sản đang được gửi giữ bởi cá nhân, tổ chức khác, hoặc ở nơi gửi giữ khi doanh nghiệp, hợp tác xã có tài sản; (iv) buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động; hoặc (v) cấm chuyển dịch quyền về tài sản hoặc cấm thay đổi hiện trạng đối với tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán khi có căn cứ cho thấy có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đó hoặc có hành vi tháo gỡ, lắp ghép hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó dẫn đến việc làm giảm sút hoặc mất giá trị của tài sản…

Nghị quyết 03 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/9/2016.

Nhận định khách hàng

“Làm luật sư không phải đơn thuần là một cái nghề, làm luật sư là một ơn gọi” - Ông Patrice Giroud - Chủ đầu tư dự án môi trường xanh

 

“ … Thấu hiểu doanh nghiệp nhỏ và nói bằng ngôn ngữ của chính họ …”  - Ông Lưu Vĩnh Phú, chủ chuỗi cửa hàng Bánh Cuốn Gạo

“Tôi phải nói rằng GKL là Công ty Luật rất chuyên nghiệp. GKL đã giúp chúng tôi hóa giải xử lý rất nhiều vấn đề pháp lý phức tạp. Dr Fuji luôn tin tưởng vào đội ngũ và dịch vụ của GKL” - Bà Nguyễn Thị Hải Hà /TGĐ Công ty Dr Fuji



 

“Dịch vụ xuất sắc - các luật sư phản hồi rất nhanh và có kiến thức chi tiết về khuôn khổ các quy định và pháp luật” - Ông Nguyễn Tấn Đông/GĐ Công ty Cồ Phần Đầu Tư Đèo Cả