Những điều cần biết khi mua lại doanh nghiệp Việt Nam

CÔNG TY LUẬT TNHH MTV TRI THỨC VÀNG

Những điều cần biết khi mua lại doanh nghiệp Việt Nam

Những điều cần biết khi mua lại doanh nghiệp Việt Nam

Về khía cạnh pháp lý: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động mua lại doanh nghiệp Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài nằm rải rác ở Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Do đó, nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ phương diện pháp lý nhằm đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các quy định pháp luật của Việt Nam trong việc mua lại doanh nghiệp, góp phần giảm thiểu tối đa rủi ro về mặt pháp lý cho nhà đầu tư.

Về xác định doanh nghiệp mục tiêu (doanh nghiệp được mua lại), nhà đầu tư cần lưu ý những khía cạnh sau:

(1)  Tài chính: Nhà đầu tư cần xem xét các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của doanh nghiệp mục tiêu ít nhất là 3 năm liền kề để đánh giá một cách tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp đó trước khi mua lại.

(2)  Lao động: Sự thành công của một doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào bộ máy lãnh đạo mà còn dựa vào chất lượng của đội ngũ lao động. 

Nhà đầu tư cần xác định được trình độ chuyên môn cũng như khả năng làm việc và định hướng phát triển tương lai của những những người lao động đặc biệt là các nhân viên chủ chốt sau khi doanh nghiệp mục tiêu bị mua lại.

(3)  Khách hàng: Việc mua lại doanh nghiệp có mục đích chủ yếu là tận dụng những điều kiện có sẵn để tạo bàn đạp cho nhà đầu tư phát triển ở một thị trường mới. Do đó, nhà đầu tư cần tìm hiểu về lượng khách hàng, mối quan hệ hợp tác và lợi nhuận của doanh nghiệp mục tiêu trong thời điểm hiện tại để có thể tạo nền tảng cho việc ổn định, xây dựng và phát triển lượng khách hàng của doanh nghiệp sau khi mua lại.

(4)  Thương hiệu: Thương hiệu được xem là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, nhà đầu tư thường lựa chọn các doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng tại thị trường mà họ hướng tới. Việc mua lại một doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, sự nổi tiếng của thương hiệu cũng tỷ lệ thuận với giá trị giao dịch khi mua lại doanh nghiệp. Vì vậy, nhà đầu tư cần định giá thương hiệu một cách hợp lý, phù hợp với ngân sách.

(5)  Thủ tục thực hiện: Nhà đầu tư cần chú ý đến những tài liệu cần thiết khi chuẩn bị hồ sơ mua lại doanh nghiệp như:

      •   Văn bản đề nghị mua lại doanh nghiệp; ·     

      •  Quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp, Hội đồng thành viên hoặc của Đại hội đồng cổ đông về việc bán doanh nghiệp; ·  

      •  Hợp đồng mua lại doanh nghiệp; ·    

      •  Điều lệ của doanh nghiệp bị mua lại; ·  

      •  Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp sau khi được phép mua lại (nếu có sự thay đổi); ·

      •  Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài.

Trên đây là một số vấn đề mà các nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý khi có ý định mua lại doanh nghiệp tại Việt Nam.

 

 

 

Nhận định khách hàng

“Làm luật sư không phải đơn thuần là một cái nghề, làm luật sư là một ơn gọi” - Ông Patrice Giroud - Chủ đầu tư dự án môi trường xanh

 

“ … Thấu hiểu doanh nghiệp nhỏ và nói bằng ngôn ngữ của chính họ …”  - Ông Lưu Vĩnh Phú, chủ chuỗi cửa hàng Bánh Cuốn Gạo

“Tôi phải nói rằng GKL là Công ty Luật rất chuyên nghiệp. GKL đã giúp chúng tôi hóa giải xử lý rất nhiều vấn đề pháp lý phức tạp. Dr Fuji luôn tin tưởng vào đội ngũ và dịch vụ của GKL” - Bà Nguyễn Thị Hải Hà /TGĐ Công ty Dr Fuji



 

“Dịch vụ xuất sắc - các luật sư phản hồi rất nhanh và có kiến thức chi tiết về khuôn khổ các quy định và pháp luật” - Ông Nguyễn Tấn Đông/GĐ Công ty Cồ Phần Đầu Tư Đèo Cả