CÔNG TY LUẬT TNHH MTV TRI THỨC VÀNG

CÔNG TY LUẬT TNHH MTV TRI THỨC VÀNG

Quản Lý Thuế Đối Với Doanh Nghiệp Có Giao Dịch Liên Kết

Quản Lý Thuế Đối Với Doanh Nghiệp Có Giao Dịch Liên Kết

Ngày 24/02/2017 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (“Nghị định 20”), trong đó quy định cụ thể nguyên tắc, phương pháp, trình tự, thủ tục xác định giá giao dịch liên kết; nghĩa vụ của người nộp thuế trong kê khai, xác định giá của giao dịch liên kết và kê khai nộp thuế.

I. Xác định giao dịch liên kết và các bên liên kết

Giao dịch liên kết được hiểu là các giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bao gồm:

1. Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng (a) máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; (b) tài sản hữu hình, tài sản vô hình;

2. Vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; và

3. Thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết.

Trong đó, các bên có quan hệ liên kết (“Bên liên kết”) được hiểu là khi:

1. Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;

2. Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.

Nghị định 20 quy định các trường hợp cụ thể để xác định Bên liên kết, bao gồm:

1. Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;

2. Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;

3. Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát (“Ban lãnh đạo”) của một doanh nghiệp khác trong trường hợp (a) số lượng thành viên được chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên Ban lãnh đạo; hoặc (b) thành viên được chỉ định có quyền quyết định chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kia;

4. Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên Ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên Ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;

5. Các trường hợp cụ thể khác theo Nghị định 20.

II. Trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có giao dịch liên kết có trách nhiệm:

1. Kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;và

2. Nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (“TNDN”);

3. Lập và lưu giữ bộ Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết để xuất trình lên Cơ quan thuế khi được yêu cầu, bao gồm:

- Hồ sơ quốc gia theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

- Hồ sơ thông tin tập đoàn toàn cầu theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

- Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Doanh nghiệp được miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết nhưng vẫn phải kê khai căn cứ miễn trừ tại mục I, mục II tại Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 20 nếu chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là:

1. Đối tượng nộp thuế TNDN tại Việt Nam;

2. Áp dụng cùng mức thuế suất thuế TNDN; và

3. Không bên nào được hưởng ưu đãi thuế TNDN trong kỳ tính thuế.

Doanh nghiệp phải kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo quy định nhưng được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trong các trường hợp:

1. Tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị các giao dịch liên kết dưới 30 tỷ đồng;

2. Đã ký kết Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá thực hiện nộp Báo cáo thường niên theo quy định pháp luật về Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá;

3. Doanh nghiệp (a) hoạt động kinh doanh với chức năng đơn giản đối với các lĩnh vực phân phối, sản xuất, gia công; (b) có doanh thu dưới 200 tỷ đồng; (c) không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình; và (d) áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần trước lãi vay và thuế TNDN trên doanh thu 5% trở lên trong lĩnh vực phân phối, 10% trở lên trong lĩnh vực sản xuất, 15% trở lên trong lĩnh vực gia công.

Nghị định 20 đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/05/2017.

Nhận định khách hàng

“Làm luật sư không phải đơn thuần là một cái nghề, làm luật sư là một ơn gọi” - Ông Patrice Giroud - Chủ đầu tư dự án môi trường xanh

 

“ … Thấu hiểu doanh nghiệp nhỏ và nói bằng ngôn ngữ của chính họ …”  - Ông Lưu Vĩnh Phú, chủ chuỗi cửa hàng Bánh Cuốn Gạo

“Tôi phải nói rằng GKL là Công ty Luật rất chuyên nghiệp. GKL đã giúp chúng tôi hóa giải xử lý rất nhiều vấn đề pháp lý phức tạp. Dr Fuji luôn tin tưởng vào đội ngũ và dịch vụ của GKL” - Bà Nguyễn Thị Hải Hà /TGĐ Công ty Dr Fuji



 

“Dịch vụ xuất sắc - các luật sư phản hồi rất nhanh và có kiến thức chi tiết về khuôn khổ các quy định và pháp luật” - Ông Nguyễn Tấn Đông/GĐ Công ty Cồ Phần Đầu Tư Đèo Cả