CÔNG TY LUẬT TNHH MTV TRI THỨC VÀNG

CÔNG TY LUẬT TNHH MTV TRI THỨC VÀNG

Quy định hướng dẫn chi tiết về an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp

Quy định hướng dẫn chi tiết về an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp

Ngày 15/5/2016 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động (“Nghị định 39”). Nghị định 39 ra đời đã ràng buộc hơn về nghĩa vụ kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc đối với doanh nghiệp, dưới đây là một số quy định mà doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện nhằm giảm thiểu và hạn chế những tổn thất, thiệt hại cho người lao động cũng như cho chính doanh nghiệp do không đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

Doanh nghiệp phải kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc

Theo Nghị định 39, doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, giám sát các yếu tổ nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, có trách nhiệm lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ít nhất 01 lần/năm; đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, phải được kiểm tra, đánh giá đến cấp tổ, đội, phân xưởng.

Việc kiểm tra biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc gồm các nội dung sau: (i) tình trạng an toàn, vệ sinh lao động của máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và nơi làm việc; (ii) việc sử dụng, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân; phương tiện phòng cháy, chữa cháy; các loại thuốc thiết yếu, phương tiện sơ cứu, cấp cứu tại chỗ; (iii) việc quản lý, sử dụng máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; (iv) kiến thức và khả năng của người lao động trong xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp; (v) việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động; (vi) việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động, điều tra tai nạn lao động.

Doanh nghiệp phải có người làm công tác y tế cơ sở

Bên cạnh các quy định về tổ chức bộ phận an toàn, vệ sinh lao động, Nghị định 39 cũng đã cụ thể hóa quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 về việc tổ chức bộ phận y tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Theo đó, cơ sở sản xuất kinh doanh phải có ít nhất một người làm công tác y tế có trình độ trung cấp, hoặc nhiều hơn, phụ thuộc vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động có thể xảy ra. Trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày, sản xuất than cốc, sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất vật liệu xây dựng và có sử dụng trên 1.000 lao động thì phải thành lập cơ sở y tế phù hợp theo Luật khám chữa bệnh.

Trường hợp doanh nghiệp không bố trí người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế theo quy định thì có thể ký hợp đồng với cơ sở khám chữa bệnh đủ năng lực cung cấp đủ số lượng người làm công tác y tế theo quy định trên, có mặt kịp thời khi xảy ra trường hợp khẩn cấp trong thời gian quy định nhưng phải thông báo thông tin cơ sở khám chữa bệnh với Sở Y tế cấp tỉnh nơi cơ sở có trụ sở chính.

Nghị định 39 đã chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016.

Nhận định khách hàng

“Làm luật sư không phải đơn thuần là một cái nghề, làm luật sư là một ơn gọi” - Ông Patrice Giroud - Chủ đầu tư dự án môi trường xanh

 

“ … Thấu hiểu doanh nghiệp nhỏ và nói bằng ngôn ngữ của chính họ …”  - Ông Lưu Vĩnh Phú, chủ chuỗi cửa hàng Bánh Cuốn Gạo

“Tôi phải nói rằng GKL là Công ty Luật rất chuyên nghiệp. GKL đã giúp chúng tôi hóa giải xử lý rất nhiều vấn đề pháp lý phức tạp. Dr Fuji luôn tin tưởng vào đội ngũ và dịch vụ của GKL” - Bà Nguyễn Thị Hải Hà /TGĐ Công ty Dr Fuji



 

“Dịch vụ xuất sắc - các luật sư phản hồi rất nhanh và có kiến thức chi tiết về khuôn khổ các quy định và pháp luật” - Ông Nguyễn Tấn Đông/GĐ Công ty Cồ Phần Đầu Tư Đèo Cả