CÔNG TY LUẬT TNHH MTV TRI THỨC VÀNG

CÔNG TY LUẬT TNHH MTV TRI THỨC VÀNG

Quy Định Mới Về An Toàn Lao Động Trong Thi Công Xây Dựng Công Trình

Quy Định Mới Về An Toàn Lao Động Trong Thi Công Xây Dựng Công Trình

Ngày 30/03/2017 vừa qua, Bộ Xây Dựng đã ban hành Thông tư số 04/2017/TT-BXD (“Thông tư 04”) quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình để thay thế Thông tư số 22/2010/TT-BXD  (“Thông tư 22”).

Trách nhiệm của Chủ đầu tư và Nhà thầu đối với vấn đề bảo đảm an toàn lao động

Thông tư 04 đã sửa đổi, bổ sung trách nhiệm của Nhà thầu đối với vấn đề bảo đảm an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình, cụ thể:

1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, phải tổ chức lập, trình Chủ đầu tư chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động. Kế hoạch này được xem xét định kỳ hoặc đột xuất để điều chỉnh phù hợp với thực tế thi công trên công trường;

2. Tổ chức bộ phận quản lý an toàn lao động theo quy định và tổ chức thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động đối với phần việc do mình thực hiện;

3. Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện;

4. Nhà thầu phụ có trách nhiệm thực hiện các quy định về an toàn lao động đối với các phần việc do mình thực hiện;

5. Tổ chức lập biện pháp thi công chi tiết riêng cho những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao, được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng công trình;

6. Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công;

7. Khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình.

8. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo chủ đầu tư về kết quả thực hiện công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng;

9. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luậtvề an toàn, vệ sinh lao động.

Đồng thời, Thông tư 04 cũng sửa đổi, bổ sung trách nhiệm của Chủ đầu tư đối với vấn đề bảo đảm an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình, cụ thể:

1. Chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình do Nhà thầu lập; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch của Nhà thầu;

2. Phân công và thông báo nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý an toàn lao động theo quy định tới các Nhà thầu thi công xây dựng công trình;

3. Tổ chức phối hợp giữa các Nhà thầu để thực hiện quản lý an toàn lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;

4. Đình chỉ thi công khi phát hiện Nhà thầu vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra, hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động.

5. Yêu cầu Nhà thầu khắc phục để đảm bảo an toàn lao động trước khi cho phép tiếp tục thi công,

6. Chỉ đạo, phối hợp với Nhà thầu thi công xây dựng xử lý, khắc phục hậu quả khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; khai báo sự cố gây mất an toàn lao động;

7. Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, điều tra sự cố về máy, thiết bị, vật tư theo quy định; tổ chức lập hồ sơ xử lý sự cố về máy, thiết bị, vật tư theo quy định;

8. Giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn xây dựng, xử lý các vấn đề liên quan giữa Nhà thầu tư vấn quản lý dự án, Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình với các Nhà thầu khác và với chính quyền địa phương trong quá trình thi công xây dựng công trình trong trường hợp Chủ đầu tư thuê Nhà thầu tư vấn quản lý dự án, Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình;

9. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng xây dựng và việc tuân thủ các quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình của tổng thầu nếu Chủ đầu tư giao cho tổng thầu thực hiện một hoặc một số trách nhiệm về đảm bảo an toàn lao động của mình thông qua hợp đồng xây dựng.

Hướng dẫn xử lý vi phạm về an toàn lao động trong xây dựng

Khi phát hiện vi phạm về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng, cơ quan kiểm tra an toàn lao động trong xây dựng có trách nhiệm:

1. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan khắc phục các vi phạm;

2. Lập biên bản gửi cơ quan có thẩm quyền để xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp cần thiết;

3. Công bố tên và hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng trên trang thông tin điện tử của cơ quan kiểm tra an toàn lao động trong xây dựng.

4. Tạm dừng sử dụng máy, thiết bị, vật tư nếu phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố về máy, thiết bị, vật tư ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, công trình và công trình lân cận.

Thông tư 04 đã có hiệu lực từ ngày 15/5/2017.

Nhận định khách hàng

“Làm luật sư không phải đơn thuần là một cái nghề, làm luật sư là một ơn gọi” - Ông Patrice Giroud - Chủ đầu tư dự án môi trường xanh

 

“ … Thấu hiểu doanh nghiệp nhỏ và nói bằng ngôn ngữ của chính họ …”  - Ông Lưu Vĩnh Phú, chủ chuỗi cửa hàng Bánh Cuốn Gạo

“Tôi phải nói rằng GKL là Công ty Luật rất chuyên nghiệp. GKL đã giúp chúng tôi hóa giải xử lý rất nhiều vấn đề pháp lý phức tạp. Dr Fuji luôn tin tưởng vào đội ngũ và dịch vụ của GKL” - Bà Nguyễn Thị Hải Hà /TGĐ Công ty Dr Fuji



 

“Dịch vụ xuất sắc - các luật sư phản hồi rất nhanh và có kiến thức chi tiết về khuôn khổ các quy định và pháp luật” - Ông Nguyễn Tấn Đông/GĐ Công ty Cồ Phần Đầu Tư Đèo Cả