CÔNG TY LUẬT TNHH MTV TRI THỨC VÀNG

CÔNG TY LUẬT TNHH MTV TRI THỨC VÀNG

Quy định về bảo hiệm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc

Quy định về bảo hiệm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc

Ngày 15 tháng 5 năm 2016, Chính Phủ ban hành Nghị định số 37/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc (“Nghị định 37”). Đây là lần đầu tiên các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được quy định bằng một đạo luật và các văn bản hướng dẫn thi hành độc lập.

Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được định nghĩa tại Luật an toàn, vệ sinh lao động như sau “tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động”, “bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động”.

Người sử dụng lao động (“NSDLĐ”) phải đóng 1% trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động(“NLĐ”) để hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. NLĐ được hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc một lần theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội.

Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Theo quy định tại Nghị định 37, NSDLĐ có nghĩa vụ hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để NLĐ chuyển đổi công việc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong trường hợp: (i) NLĐ bị suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 31% trở lên; và (ii) NLĐ đã được NSDLĐ sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của NLĐ nhưng công việc chuyển đổi đó cần phải đào tạo nghề.

Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề sẽ (i) không quá 50% mức giá dịch vụ đào tạo nghề theo quy định của Sở Lao động – Thương Binh và Xã hội và (ii) không quá 15 lần mức lương cơ sở.

Hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động

NLĐ được hỗ trợ chi phí khám bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: (i) NLĐ đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước của tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp,(ii) NSDLĐ thực hiện quan trắc môi trường lao động theo quy định; (iii) NLĐ phát hiện bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đủ điều kiện.

Đối với NLĐ đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp, ngoài các điều kiện vừa trình bày, còn phải đáp ứng thêm điều kiện còn trong thời gian bảo đảm bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động

NLĐ được hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: (i) NLĐ đã được chẩn đoán bị bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đủ điều kiện; (ii) NLĐ đã tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ 12 tháng trở lên và đang được tham gia tính đến tháng liền kề trước của tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp; (iii) NSDLĐ đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho NLĐ trong thời gian NLĐ làm các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp; (iv) NSDLĐ đã tổ chức khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp cho NLĐ theo quy định.

Đối với NLĐ đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp, ngoài các điều kiện vừa trình bày, còn phải đáp ứng thêm điều kiện đã đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp và trong thời gian bảo đảm bệnh nghề nghiệp.

Mức hỗ trợ kinh phí khám, chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí khám, chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá khám, chữa bệnh nghề nghiệp tại thời điểm NLĐ khám hoặc chữa bệnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng (i) không quá 1/3 mức lương cơ sở/người/lần khám đối với chi phí khám bệnh và (ii) không quá 10 lần mức lương cơ sở/người đối với chi phí chữa bệnh.

Tuy nhiên, NLĐ chỉ được nhận hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh nghề nghiệp 01 lần trong một năm và NSDLĐ chỉ phải hỗ trợ hai loại chi phí này tối đa hai lần đối với mỗi NLĐ.

Luật an toàn, vệ sinh lao động và Nghị định 37 sẽ cùng có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.

Nhận định khách hàng

“Làm luật sư không phải đơn thuần là một cái nghề, làm luật sư là một ơn gọi” - Ông Patrice Giroud - Chủ đầu tư dự án môi trường xanh

 

“ … Thấu hiểu doanh nghiệp nhỏ và nói bằng ngôn ngữ của chính họ …”  - Ông Lưu Vĩnh Phú, chủ chuỗi cửa hàng Bánh Cuốn Gạo

“Tôi phải nói rằng GKL là Công ty Luật rất chuyên nghiệp. GKL đã giúp chúng tôi hóa giải xử lý rất nhiều vấn đề pháp lý phức tạp. Dr Fuji luôn tin tưởng vào đội ngũ và dịch vụ của GKL” - Bà Nguyễn Thị Hải Hà /TGĐ Công ty Dr Fuji



 

“Dịch vụ xuất sắc - các luật sư phản hồi rất nhanh và có kiến thức chi tiết về khuôn khổ các quy định và pháp luật” - Ông Nguyễn Tấn Đông/GĐ Công ty Cồ Phần Đầu Tư Đèo Cả